Tìm kiếm

Tìm kiếm Hủy

Có 0 kết quả cho từ khóa ""



Đặc Tả Ngành Kỹ Thuật Điện Tử - Viễn Thông


30/08/2022 15:26  263

Bảng Đặc Tả Chương Trình Đào Tạo

Tên chương trình: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Mã ngành: 7520207

Bảng đặc tả chương trình này được thiết kế dành cho các đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đang theo học, giảng viên, và các nhà tuyển dụng. Bản đặc tả chương trình mô tả tóm tắt về các đặc điểm chính của chương trình và các kết quả học tập mong đợi mà sinh viên có thể đạt được sau khi hoàn tất chương trình. Thông tin cụ thể về phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá, kết quả học tập mong đợi, và nội dung cho mỗi môn học có thể được tìm thấy trong mô tả môn học và đề cương chi tiết của các môn học ở đường link phần phụ lục cuối trang này. Thông tin cụ thể về các quy định của nhà trường có thể được tìm thấy trên website của Phòng đào tạo.

Bản đặc tả chương trình này được áp dụng từ khóa tuyển sinh D18

Giám đốc Chương trình

(đã ký)

 

ThS. Đỗ Đắc Thiểm

Phần 1. Thông tin cơ bản
  1. Tên chương trình: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
  2. Mã ngành: 7520207
  1. Bậc trình độ trong khung trình độ quốc gia (VQF): Bậc 6
  1. Niên khóa bắt đầu áp dụng bản đặc tả chương trình này: 2020 - 2022
  1. Tên trường cấp bằng: ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
  1. Tên khoa quản lý chương trình: VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
  1. Website của chương trình/khoa: VN: https://vienktcn.tdmu.edu.vn/

                                                                EN: https://vienktcnen.tdmu.edu.vn/

  1. Tên bằng cấp: KỸ SƯ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
  1. Vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp:

- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điều khiển trong các dây chuyền sản suất;

- Kỹ sư thiết kế và chế tạo: thiết kế vi mạch, sản suất linh kiện và thiết bị về điện-điện tử;

- Kỹ sư khai thác và vận hành: các hệ thống mạng viễn thông, thông tin di động, mạng thông tin số liệu;

- Lập trình viên ứng dụng: Viết các chương trình phần mềm trong thiết bị di động;

- Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử và truyền thông, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên;

- Chuyên gia hệ thống: Phân tích, tối ưu các hệ thống mạng viễn thông, thông tin di động, mạng thông tin số liệu;

- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Cử nhân thuộc lĩnh vực điện tử và truyền thông;

- Giám đốc kỹ thuật, tại các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực điện tử và truyền thông.

10. Các năng lực cốt lõi của sinh viên tốt nghiệp

Năng lực nghề nghiệp

A

Xác định yêu cầu vấn đề

B

Phân tích vấn đề

C

Thiết kế hệ thống

D

Thiết kế thành phần

E

Thiết kế chi tiết

F

Triển khai, bảo trì, nâng cấp hệ thống

G

Kiểm thử chung

Năng lực cá nhân

H

Năng lực tư duy phản biện, hệ thống và sáng tạo

I

Năng lực giao tiếp hiệu quả, xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng

J

Năng lực học tập suốt đời

Phẩm chất - Đạo đức

K

Phẩm chất, thái độ, tác phong chuyên nghiệp, phục vụ cộng đồng và xã hội

Năng lực tổng quát

M

Năng lực áp dụng các kiến thức tự nhiên, xã hội vào giải quyết các vấn đề kỹ thuật Điện .

 

11. Phương thức tuyển sinh

Theo quy định của Bộ GDĐT, chương trình Kỹ thuật Điện tuyển sinh theo các phương thức sau:

- Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi THPT quốc gia. Điểm xét tuyển là điểm cộng của 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các tổ hợp môn xét tuyển:

- Toán, Vật lý, Hóa (A00)

- Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

- Toán, Vật lý, Ngữ Văn (C01)

- Toán, tiếng Anh, KHTN (D90)

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 (Học bạ THPT)

- Phương thức 3: Xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐHQG Tp. HCM

- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12 của các trường THPT (Học bạ THPT)

(Theo thông báo số 12/TB-DHTDM ngày 28 tháng 03 năm 2019)

12. Phương thức đào tạo

Số tín chỉ:

163

Độ dài chương trình:

4.5 năm

Loại hình đào tạo:

Chính quy, giảng dạy trực tiếp tại trường

Các thời điểm tiếp nhận sinh viên:

Tháng 09

13. Ngôn ngữ dạy - học: Tiếng Việt

14. Đảm bảo chất lượng

- Các bên liên quan của chương trình: nhà nước, nhà tuyển dụng, người giỏi nghề, cựu sinh viên, nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên, và sinh viên

- Cơ chế lấy ý kiến phản hồi: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp DACUM, khảo sát bằng phiếu hỏi

- Các mục tiêu chất lượng: (theo KH số 61, ngày 27/08/2018)

1. Mục tiêu chung

1.1. Văn hóa chất lượng trọng Nhà trường trở thành yếu tố cốt lõi để thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khóa học và chuyển giao tri thức;

1.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trong trường Đại học Thủ Dầu Một được thực hiện theo chuẩn của BGD&ĐT và tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA);

1.3. Các chỉ số đảm bảo chất lượng cốt lõi của Trường Đại học Thủ Dầu Một đạt chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong nước và khu vực thuộc khối ASEAN.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Năm 2020 Nhà trường có ít nhất 4 ngành học đạt chuẩn chất lượng của AUN và 6 ngành đạt chuẩn của BGD&ĐT. Năm 2022, Trường được công nhận đạt chuẩn AUN-QA;

2.2. Năm 2025 có ít nhất 80% các chương trình đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một tự đánh giá theo tiêu chuẩn của AUN; Đến năm 2030, 100% các chương trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lược có đủ điều kiện theo quy định của AUN phải được kiểm định theo tiêu chuẩn của AUN và có ít nhất 15% các chương trình đào tạo này được kiểm định chất lượng theo quốc tế (ABET,…);

2.3. Năm 2030, Trường Đại học Thủ Dầu Một là thành viên chính thức có hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đạt tiêu chuẩn của Mạng lước các trường đại học Đông Nam Á (AUN), tham gia đánh giá xếp hạng trường đại học theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế (QS.STAR).

15. Lãnh đạo chương trình và cán bộ hỗ trợ

Thông tin liên hệ:

- Giám đốc: ThS. Đỗ Đắc Thiểm, thiemdd@tdmu.edu.vn

- Thư ký: Kỹ sư Mạch Thị Bích Ngọc, ngocmtb@tdmu.edu.vn

Phần 2: Thông tin chi tiết về chương trình

16. Bối cảnh của chương trình

Chương trình có mối liên kết với các trường đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể:

Trong nước:

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM,…

Các doanh nghiệp: VNPT Bình Dương, EVN Bình Dương, Suntory Pepsico, Biwase Bình Dương, First Solar, National Instruments Vietnam,…

Nước ngoài:

Trung tâm nghiên cứu năng lượng và Điện (Đại học Trung Nguyên – Đài Loan),…

17. Mục tiêu chương trình (POs)

Sau một số năm đầu tốt nghiệp, người tốt nghiệp có thể:

PO1

Hình thành kiến thức toán học, vật lý và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện tử-Viễn thông.

PO2

Phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực Điện tử-Viễn thông.

PO3

Giao tiếp, làm việc nhóm và độc lập hiệu quả, phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.

PO4

Vận dụng, hình thành ý tưởng, thiết kế triển khai và vận hành hệ thống trong ngành Điện tử - Viễn thông.

PO5

Nhận thức về pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp và khả năng học tập suốt đời.

 

18. Đối sánh quốc gia, quốc tế (benchmarking)

Nội dung chương trình được đối sánh và tinh lọc các nội dung tốt nhất trong các chương trình có uy tín của quốc gia như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TPHCM,…

19. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể:

Thứ tự chuẩn đầu ra

Tên gọi chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra chung toàn trường

Chuẩn đầu ra của Chương trình

Thứ tự

Nội dung

ELO1 - T

Kiến thức

- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

ELO1

Áp dụng các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong ngành Điện tử - Viễn thông.

ELO2

Giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến điện tử - viễn thông bằng cách áp dụng phối hợp các kiến thức trong lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông.

ELO3

Thiết kế các quy trình hay hệ thống điện tử và truyền thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mục tiêu về kinh tế, môi trường, xã hội.

ELO4

Làm việc nhóm một cách hiệu quả trong vai trò lãnh đạo kỹ thuật, quản lý nhóm hay thành viên.

ELO2 - T

Kỹ năng

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

ELO5

Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm đồng nghiệp, khách hàng và đối tác trong-ngoài nước, trong quá trình hoạt động chuyên môn

ELO6

Vận dụng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và tư duy hệ thống trong giải quyết các vấn đề trong ngành Điện tử - Viễn thông một cách hiệu quả.

ELO7

Phát triển các mô hình hệ thống để đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của ngành Điện tử - Viễn thông và các yêu cầu của xã hội.

ELO8

Sử dụng thành thạo những kỹ thuật và công cụ tiên tiến của chuyên ngành ngành Điện tử - Viễn thông trong công việc một cách hiệu quả.

ELO10

Thể hiện ý chí khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

ELO3 - T

Mức tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

ELO9

Tuân thủ luật pháp, các quy chuẩn nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư Điện tử - Viễn thông

ELO10

Thể hiện ý chí khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

ELO11

Thể hiện đam mê sáng tạo, học tập suốt đời để đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0.

 

20. Điều kiện tốt nghiệp:

Tích lũy đủ 163 tín chỉ, có chứng chỉ đầu ra theo quy định của Nhà trường và có chứng chỉ giáo dục thể chất – An ninh quốc phòng.

21. Cơ hội chuyển tiếp, chuyển ngành, học tập lên cao, lấy các chứng chỉ hành nghề

- Người tốt nghiệp có thể học tiếp lên học sau đại học trong và ngoài nước sau khi hoàn tất chương trình.

- Chương trình Kỹ thuật Điện tử viễn thông có mức độ tương thích cao với các chương trình đối sánh, vì thế SV tốt nghiệp có thể học sau đại học tại bất cứ một chương trình nào cùng ngành ở trong và ngoài nước.

Phần 3. Dạy và học chương trình

22. Triết lý giáo dục

- Triết lý giáo dục của nhà trường/ Khoa/ Chương trình: Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng

- Triết lý giáo dục của chương trình: Learning by design

23. Cách tiếp cận dạy và học (teaching and learning paradigm)

THEO TRIẾT LÝ HÒA HỢP TÍCH CỰC

24. Đánh giá sinh viên

Đánh giá sinh viên bao gồm đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá tốt nghiệp.

Đánh giá đầu vào: Nhà trường và khoa áp dụng phương thức tuyển sinh đầu vào đáp ứng theo yêu cầu của Bộ giáo dục và của Chương trình đào tạo.

Đánh giá quá trình học tập: Được thực hiện liên tục trong các môn học theo kế hoach, lộ trình và Rubric cho trước. Kế hoạch và phương pháp đánh giá quá trình được giới thiệu cho sinh viên ngay ngày đầu của môn học để sinh viên định hướng học tập.

Đánh giá đầu ra: Vào đầu học kỳ cuối của khóa học, chương trình sẽ thông báo đến sinh viên kế hoạch về việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoặc báo cáo đồ án tốt nghiệp.

25. Cơ chế theo dõi và đánh giá quá trình đạt PLOs của sinh viên

Đánh giá quá trình đạt PLOs của sinh viên được thực hiện theo các giai đoạn sau:

- Đánh giá qua môn học: PLOs được chuyển tải vào CLOs của môn học và đánh giá việc đạt được CLOs.

- Đánh giá qua kỳ thực tập: PLOs được chuyển tải thành tiêu chí đánh giá thực tập.

- Đánh giá việc đạt được PLOs theo từng năm học: Đánh giá định lượng việc đạt được PLOs của sinh viên căn cứ vào số lượng môn học sinh viên đã hoàn thành; thực hiện cuối mỗi năm học.

26. Môi trường học tập của nhà trường và khoa

- Phòng học lý thuyết

- Lab chuyên ngành

- Các trải nghiệm qua các buổi Seminar với chuyên gia, doanh nghiệp

- Tham quan thực tế tại doanh nghiệp qua kỳ kiến tập, Thực tập, thực tế tại doanh nghiệp

- Không gian học tập tại thư viện

- Khu tự học dành cho sinh viên

Phần 4: Điều kiện chương trình

27. Hệ thống hỗ trợ sinh viên và các hoạt động ngoại khoá của chương trình

- PHÒNG ĐÀO TẠO: Hỗ trợ sinh viên liên quan đến các hoạt động đào tạo như: Đăng ký môn học, điểm số, cảnh báo học vụ, các hoạt động liên quan đến cố vấn học tập và xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến đào tạo.

- TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: Cung cấp và xử lý các hoạt động liên quan đến tài khoản điện tử của sinh viên như: email, edu, …

- PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN: hỗ trợ các công tác như:

+ Chính sách trợ cấp xã hội cho sinh viên nghèo

+ Chính sách hổ trợ chi phí học tập cho sinh viên Dân tộc thiểu số nghèo

+ Chính sách hỗ trợ sinh viên khuyết tật.

+ Chính sách miễn giảm học phí

+ Chính sách học bổng khuyến khích học tập

+ Vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thông qua xác nhận của nhà trường

+ Tư vấn Chính sách BHYT

+ Hỗ trợ tìm kiếm nơi ở trọ

+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí, thể thao

- TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG: Hỗ trợ sinh viên giải quyết các thủ tục liên quan đến lịch thi, kiểm tra đánh giá, phúc khảo

- PHÒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Hỗ trợ các thủ tục liên quan đề đề tài NCKH, các cuộc thi học thuật, Seminar,..

- TRUNG TÂM HỢP TÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP: Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm (toàn thời gian, bán thời gian); hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh, tổ chức giảng dạy lan tỏa chương trình công dân tích cực, doanh nghiệp xã hội; Là không gian sinh hoạt của câu lạc bộ, đội, nhóm sáng tạo, khởi nghiệp (có hình ảnh, kế hoạch của CLB); Hỗ trợ tư vấn các nhóm dự án kinh doanh của sinh viên tham gia các cuộc thi khởi nghiệp các cấp; Giao lưu khởi nghiệp cho sinh viên; Tổ chức các khóa đào tạo khởi nghiệp; Tổ chức cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên

- THƯ VIỆN: Cung cấp những dịch vụ như: Đọc sách tại chỗ, mượn sách về nhà, sử dụng máy tính

- PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ: Hỗ trợ các thủ tục visa, xuất nhập cảnh, gia hạn tạm trú; Phối hợp với Phòng Đào tạo và Trung tâm ĐTQT hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học tập cho sinh viên (thời khóa biểu, môn học..); Hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng cho du học sinh; Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập tại trường

- PHÒNG Y TẾ: Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho CBVC và người học; Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe như các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe, phòng và điều trị các bệnh thông thường; Hướng dẫn cho người tham gia BHYT về trình tự, thủ tục cần thiết khi đi khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, chuyển tuyến; Tổ chức các hoạt động Y tế trường học: Vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường; phòng chống dịch bệnh, bệnh tật học đường; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

 

Phần 6. Điều chỉnh và cập nhật

28. Ngày ban hành/cập nhật cuối cùng, ngày phê duyệt của bản đặc tả chương trình

Tháng 08/2018

29. Ngày cập nhật cuối cùng của bản đặc tả chương trình

20/02/2022